Giá cước vận chuyển hàng không nội địa mới 2023

Giá cước vận chuyển hàng không nội địa mới 2023

Bạn đang tìm kiếm bảng giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không nội địa để tính toán và cân đối chi phí gửi. Sau đây, Nasco Express sẽ đưa ra bảng giá tham khảo để bạn có thể hình dung rõ hơn.

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không nội địa là gì? 

Trước khi đi vào bảng giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không nội địa, chúng ta cần tìm hiểu về sức hút mạnh mẽ của loại dịch vụ này. Theo đó, vận chuyển hàng hóa bằng đường air mang lại rất nhiều lợi ích cho các cá nhân và cả các doanh nghiệp.

dịch vụ vận tải hàng không

Sức hút của vận chuyển đường hàng không đó chính là tốc độ giao hàng vượt trội (với  800-1000km/h), nhanh gấp nhiều lần so với các loại hình khác. Ngoài ra, quy định bảo quản hàng hóa nghiêm ngặt của hãng bay giúp cho khách hàng cảm thấy hoàn toàn yên tâm về mức độ an toàn.

Bảng giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không nội địa tại Nasco Express

Sở hữu những ưu điểm vượt trội là vậy nhưng liệu bảng giá cước vận chuyển hàng hóa hàng không nội địa thật sự rất cao? Chi phí vận chuyển cao hay thấp còn phụ thuộc vào loại hình chuyển phát mà bạn lựa chọn. Tại Nasco sẽ có 3 loại hình dịch vụ chính để bạn lựa chọn như sau:

Cước hàng không = Đơn giá cước * Khối lượng cước

vận chuyển hàng không nội đị

bảng giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Từ công thức trên có thể thấy cước phí vận chuyển đường hàng không phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là đơn giá cước (Rate) và khối lượng cước (Chargeable Weight).

Đơn giá cước (Rate)

Đơn giá cước là số tiền khách hàng phải trả cho mỗi đơn vị khối lượng tính giá cước vận chuyển hàng không (ví dụ 2 USD/kg).

Mỗi hãng hàng không vận chuyển sẽ có mức giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không khác nhau theo từng khối lượng hàng.

Và khối lượng hàng sẽ được phân loại thành các mức sau:

  •     Dưới 45kg
  •     Từ 45 đến dưới 100kg
  •     Từ 100 đến dưới 250kg
  •     Từ 250 đến dưới 500kg
  •     Từ 500 đến dưới 1000kg…

Những loại khối lượng trên thường được viết tắt là -45, +45, +100, +250, +500kg …

Ví dụ: Từ Hà Nội đến Hàn Quốc thì giá cước cho mặt hàng +100 là 10 USD/kg.

Khối lượng cước (Chargeable Weight)

Khối lượng cước là khối lượng thực tế của hàng hóa (Actual Weight) sau khi cân để tính giá cước hoặc khối lượng thể tích của lô hàng (Dimension), tùy theo số nào lớn hơn. Nghĩa là sau khi so sánh giữa khối lượng thực tế với khối lượng thể tích, cái nào lớn hơn thì khối lượng cước sẽ tính theo cái đó.

  •     Khối lượng thực tế của hàng hóa (Actual Weight): Ví dụ như lô hàng khi cân lên được 200kg.
  •     Khối lượng theo thể tích của lô hàng (Dimension Weight): Là khối lượng quy đổi từ thể tích của từng quy cách đóng gói hàng hóa được Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA chấp thuận. Nếu tính thể tích theo quy chuẩn theo cm3  thì cách tính:

                        Khối lượng thể tích = Thể tích hàng/6000

                          Thể tích hàng = Chiều dài * Chiều rộng * Chiều cao

(Lưu ý: Đơn vị tính của chiều dài, chiều rộng, chiều cao là cm)

Trường hợp đơn vị đo tính bằng inch, pound (hệ Anh) thì công thức sẽ phải quy đổi sang hệ tiêu chuẩn là centimet khối theo quy định Việt Nam.

Ví dụ về cách tính khối lượng cước:

  •     Trường hợp khối lượng thực tế lớn hơn khối lượng thể tích

Có một lô hàng xuất khẩu lô hàng đi Hàn Quốc gồm 2 kiện, mỗi kiện nặng 40 kg và có kích thước là 30 x 40 x 30 (cm). Cách tính như sau:

Khối lượng thực tế (AW): 2 x 40 = 80 kg

Khối lượng thể tích (DW): 2 x (30 x 40 x 30)/6000 = 12 kg

giá cước vận chuyển hàng không quốc tế

Do vậy thông số nào lớn hơn thì sẽ lấy đó làm căn cứ tính khối lượng cước. Trong trường hợp này khối lượng thực tế lớn hơn nên khối lượng cước hàng không là : 60 kg.

  •     Trường hợp khối lượng thực bé hơn khối lượng thể tích

Có 1 lô hàng bao gồm 4 thùng; trọng lượng mỗi thùng nặng 15 kg và có kích thước 60x60x60 (cm). Công thức tính giá cước hàng không bao gồm:

  •       Khối lượng thực tế (AW): 4 x 15 = 60 kg
  •       Khối lượng thể tích (DW): 4 x (60 x 60 x 60) / 6000 = 144 kg

Trường hợp này DW lớn hơn AW, nên khối lượng cước sẽ lấy theo DW, nghĩa là khối lượng cước bằng 120 kg

Lưu ý: Tùy từng công ty Logistics Forwarder chuyển phát nhanh sẽ có cách tính riêng, thường họ sẽ tính:

Khối lượng thể tích = Thể tích hàng/50000

Thể tích hàng = Chiều dài * Chiều rộng * Chiều cao

(Đơn vị tính của chiều dài chiều rộng, chiều cao có thể là cm/m)

Mong rằng với những thông tin về bảng giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không nội địa vừa rồi, quý khách hàng đã có cho mình thêm những kiến thức cũng như kinh nghiệm gửi hàng air. Nếu bạn cần giải đáp thêm thắc mắc cũng như được tư vấn chi tiết hãy liên hệ ngay cho chúng tôi ngay hôm nay.

  • Địa Chỉ: Tòa Vinhomes Grand Park, 512 Nguyễn Xiển, P. Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Hotline: 0918085982 (Mr.Quang) / 0902575466 (Ms.Thuận)
  • Website: https://vantainhanhvn.com
  • Email: thuandtb@fsv.net.vn; quangln@fsv.net.vn
  • Skype: bichthuan84

Share this post

Chat Zalo

0902575466