Quy trình vận tải biển Campuchia

dịch vụ vận tải nội địa

Quy trình vận tải biển Campuchia

Vận tải biển Campuchia

Ngoài đường bộ, vận chuyển hàng đi Campuchia theo đường biển cũng là phương thức vận chuyển được các doanh nghiệp sử dụng nhiều trong thời điểm hiện tại và cả tương lai. Hiểu được quy trình này sẽ giúp các công ty chủ động trong hoạt động xuất nhập khẩu của mình cũng như làm việc với các đơn vị vận chuyển dễ dàng hơn.

1. Quy trình vận chuyển chính ngạch đường biển từ Việt Nam/ Trung Quốc Đến Campuchia

Quy trình vận chuyển gồm 3 giai đoạn chính:

  • Trucking nội địa từ kho người bán đến cảng đi
  • Vận chuyển trên biển
  • Trucking nội địa từ cảng đích đến kho người nhận
Sơ đồ tổng quan cho quy trình vận chuyển đường biển đến Campuchia

Sơ đồ tổng quan cho quy trình vận chuyển đường biển đến Campuchia

EXW, FOB, CFR, CIF là 4 điều kiện xuất nhập khẩu thông dụng mà các nhà nhập khẩu tại Campuchia sử dụng cho lô hàng của mình. Cùng tìm hiểu xem quy trình của mỗi điều kiện khác nhau như thế nào nhé.

1.1. Nhập khẩu theo điều kiện EXW (Exwork)

Liên hệ FWD 1 và FWD 2 thực hiện các công việc sau:

Bước 1: FWD 1 lấy booking từ Carrier/ cập nhật lịch tàu.

Bước 2: FWD 1 liên hệ Shipper thu xếp nhận hàng (loading) tại kho Shipper.

Bước 3: FWD 1 làm thủ tục chuyển về cảng, thông quan tại cảng xếp, vận chuyển đường biển về cảng dỡ. Đồng thời, FWD 1 update toàn bộ chứng từ cho FWD 2 (Bill, Invoice, PKL, lịch tàu).

Bước 4: Sau khi tàu cập cảng dỡ, FWD 2 tiến hành thông quan hàng nhập khẩu, rồi chuyển hàng về kho.

1.2. Nhập khẩu theo điều kiện FOB (Free on board)

Bước 1: FWD 1 lấy booking từ Carrier / cập nhật lịch tàu cho Shipper.

Bước 2: Shipper tự làm thủ tục xuất khẩu/ thông quan và chuyển hàng về cảng xếp hàng theo booking FWD 1 cung cấp.

Bước 3: FWD 1 cập nhật toàn bộ chứng từ cho FWD 2 (Bill/ Invoice/ PKL và lịch tàu).

Bước 4: Sau khi tàu cập cảng dỡ, FWD 2 tiến hành thông quan hàng nhập khẩu, rồi chuyển hàng về kho.

1.3. Nhập khẩu theo điều kiện CFR (Cost and Freight)/ CIF (Cost, Insurance, Freight)

Bước 1: Shipper tự làm thủ tục xuất khẩu/ thông quan và chuyển hàng về cảng dỡ hàng.

Bước 2: Shipper cập nhật toàn bộ chứng từ cho FWD 2 (Bill/ Invoice/ PKL và lịch tàu) thông qua Consignee.

Bước 3: Sau khi tàu cập cảng dỡ, FWD 2 tiến hành thông quan hàng nhập khẩu, rồi chuyển hàng về kho.

2. Những điểm cần lưu ý trong vận chuyển đường biển đi Campuchia

Vận chuyển đường biển có những tính chất đặc thù bắt buộc phải lưu ý nếu không muốn cả quy trình vận chuyển bị gián đoạn hay phát sinh thêm các loại chi phí. Sau đây là 4 điểm quan trọng cần chú ý:

Chú ý vào những điểm nhỏ nhưng góp phần giúp cho cả quy trình được suôn sẻ

Chú ý vào những điểm nhỏ nhưng góp phần giúp cho cả quy trình được suôn sẻ

2.1. Kiểm tra Bill draft và C/O draft

Thông tin sai lệch là lỗi đầu tiên gây cản trở cho tất cả các bước vận chuyển sau này. Hồ sơ giấy tờ được xem như giấy thông hành/bằng chứng sử dụng, vì vậy cần phải kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo chính xác thông tin. Từ đó, các hồ sơ sẽ được luân chuyển dễ dàng cũng như tạo điều kiện để doanh nghiệp được các cơ quan chứng nhận nhanh chóng hơn.

2.2. Hs code và mô tả hàng hóa

Đối với xuất nhập khẩu chính ngạch, “đúng hàng” là điều kiện tiên quyết để lô hàng được thông quan dễ dàng. Vì vậy, việc kiểm tra và khai Hs code cho hàng hóa cũng như chuẩn bị mô tả hàng hóa chính xác là các giúp bộ phận hải quan kiểm tra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí ở khâu thủ tục hải quan và thông quan.

2.3. Lịch tàu

Thời gian vận chuyển đường biển thường có những biến động nhất định, tùy vào lộ trình của tàu. Để giảm bớt nhược điểm này, các hãng tàu luôn cập nhật trạng thái của mỗi lô hàng. Vậy nên, chúng ta cần theo dõi theo lịch trình này để có sự chuẩn bị tốt cho các bước liên quan.

Một điểm quan trọng không thể quên chính là thời gian miễn phí lưu container, hay còn gọi là Free time of DEM, DET.

  • DEM – Demurrage: Phí lưu container tại bãi (cảng).

Với hàng nhập: Sau khi tàu đến, cảng sẽ phối hợp với hãng tàu dỡ container của bạn lưu tại bãi của cảng và hãng tàu gửi thông báo hàng đến D/O cho bạn đi nhận hàng. Thông thường hãng tàu sẽ cho bạn 1 thời hạn nhất định để chuẩn bị phương tiện kéo container về kho. Thời hạn này tuỳ hãng tàu thường là 1-7 ngày với container khô, và 1-3 ngày đối với container lạnh. Trong thời hạn này bạn hoàn toàn được miễn phí phí DEM. Nhưng nếu bạn lấy hàng sau thời hạn này thì Phí DEM bắt đầu được tính từ ngày quá hạn đến ngày bạn lấy hàng. Phí này được tính với đơn vị là Tiền/ngày/container (tuỳ chủng loại và kích thước container).

  • DET – Detention: Phí lưu container tại kho của khách hàng.

Với hàng nhập: Phí DET được tính từ ngày trả rỗng trễ so với thời gian miễn phí.

Một số hãng tàu sẽ gộp chung thời gian tính phí DEM và DET. Khi gộp chung được gọi là Free Time (Combined free days demurrage; detention). Vì nếu tách riêng DEM và DET sẽ bất tiện và đôi khi bất công với khách hàng. Khi hãng tàu cho bạn Free Time gộp chung giúp bạn cân đối quá trình làm hàng được thuận lợi hơn.

Ví dụ: Khi hãng tàu sẽ cho free time 10 ngày bao gồm cả DEM và DET, bạn được quyền sử dụng tự do trong 10 này này, nếu dùng 4 ngày DEM thì còn 6 ngày DET hoặc dùng 7 ngày DEM thì bạn sẽ còn 3 ngày DET.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ có những kiến thức cũng như cái nhìn tổng quan về quy trình vận chuyển đường biển đi Campuchia. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Vận Tải Nhanh để được hỗ trợ tốt hơn

Share this post

Chat Zalo

0902575466