Chi phí vận tải đường biển là bao nhiêu?

chi phí vận tải đường biển

Chi phí vận tải đường biển là bao nhiêu?

Chi phí vận tải đường biển là bao nhiêu là vấn đề được nhiều chủ hàng và doanh nghiệp quan tâm. Bởi nó ảnh hưởng phần nào đến lợi nhuận của họ. Bài viết dưới đây, VẬN TẢI NHANH sẽ mang đến quý khách hàng thông tin chi tiết về chi phí vận tải đường biển.

Chi phí vận tải đường biển như nào?

Không có câu trả lời cụ thể về mức mức chi phí vận chuyển đường biển. Bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có thể kể đến như:

Công ty vận tải đường biển

Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến chi phí vận tải đường biển chính là công ty vận tải đường biển. Bởi họ chính là người đưa ra cước phí vận chuyển. Mỗi công ty sẽ có chính sách cước phí vận chuyển khác nhau. Họ sẽ căn cứ vào thị trường để có mức giá có thể thu hút được khách hàng nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận.

Loại phương thức vận chuyển đường biển

Yếu tố tiếp theo tác động đến chi phí vận tải đường biển chính là loại phương thức vận chuyển đường biển. Hiện nay, có hai phương thức vận chuyển đường biển chính là vận tải nội địa và vận tải quốc tế. Mỗi loại phương thức sẽ có mức chi phí khác nhau.

Trọng lượng hàng hóa

Trọng lượng hàng hóa cũng ảnh hưởng đến chi phí vận tải đường biển. Không chỉ mỗi vận tải đường biển mà các hình thức vận tải khác như đường bộ, đường hàng không thì chi phí vận chuyển cũng bị ảnh hưởng bởi trọng lượng hàng hóa. Trọng lượng hàng hóa càng lớn thì chi phí vận chuyển đường biển cũng tăng và ngược lại.

Chủng loại hàng hóa

Trừ những hàng hóa bị cấm vận chuyển bằng bất kỳ hình thức nào thì hầu hết các loại mặt hàng đều có thể vận chuyển bằng đường biển. Tuy nhiên, vì mỗi loại mặt hàng sẽ có những đặc điểm riêng như kích thước, độ dễ vỡ, …nên chi phí vận tải đường biển mỗi mặt hàng sẽ có những điểm riêng.

Hình thức vận chuyển

Vận chuyển bằng đường biển có bốn hình thức bao gồm Door to Door, CY to CY, CY to Door và Door to CY. Mỗi một hình thức sẽ có chi phí vận chuyển khác nhau. Vì vậy mà chi phí vận tải được biển phụ thuộc vào hình thức vận chuyển hàng hóa.

Ngoài những yếu tố trên, chi phí vận tải đường biển còn bị tác động bởi mùa, điều kiện bảo quản nếu có, tần suất vận chuyển hàng hóa, ….

Chi phí vận tải đường biển tính như nào?

chi phí vận tải đường biển

Chi phí vận tải đường biển thường được tính dựa trên OF (cước vận chuyển đường biển chưa bao gồm phụ phí) và phụ phí.

Cước vận chuyển đường biển (Cước biển)

Cước biển chính là khoản phải thanh toán khi sản phẩm được vận chuyển bằng đường biển từ người bán đến người mua.

Cước biển có thể được tính dựa vào mặt hàng, cụ thể là:

Đối với hàng nguyên container FCL

Đơn vị tính phí của hàng FCL có thể tính trên đơn vị container hoặc Bill hoặc shipment. Do đó, khi tính phí cho hàng FCL ta tính như sau:

  •     Khi đơn vị tính trên container: Cước biển bằng giá cước x số lượng container
  •     Khi đơn vị tính trên Bill hoặc trên shipment: Cước biển bằng giá cước x số lượng bill hoặc số lượng shipment đó

Đối với hàng LCL (Hàng lẻ)

Đơn vị tính cước vận chuyển có thể dựa vào:

  •     Trọng lượng của lô hàng: Thông qua việc cân với đơn vị tính là KGS
  •     Thể tích thực của lô hàng: Áp dụng công thức chiều dài ×chiều dài ×chiều cao = số mét khối, đơn vị tính CBM.

Tiếp đó, sẽ dựa vào công thức sau để tính giá trị cước biển vận chuyển:

  •     1 tấn < 3 CBM: hàng nặng, áp dụng theo bảng giá KGS
  •     1 tấn >= 3 CBM: hàng nhẹ, áp dụng theo bảng giá CBM

Phụ phí

Phụ phí vận tải đường biển là khoản phí tính thêm vào cước biển trong bảng giá của hãng tàu. Và phụ phí này thường không cố định và mỗi khách hàng thì khoản phụ phí này cũng sẽ khác nhau. Do đó mà khi tính tổng chi phí vận tải đường biển, quý khách cần tránh bỏ sót những phụ phí mà hãng tàu đang áp dụng.

chi phí vận tải đường biển

Phụ phí vận tải đường biển bao gồm:

  •     THC (Terminal Handling Charge): Phụ phí xếp dỡ tại cảng. Đây là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng như xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu…
  •     Phí B/L (Bill of Lading fee): Phí chứng từ, là phí để hãng tàu làm vận đơn và các thủ tục về giấy tờ cho lô hàng xuất khẩu
  •     Seal: Phí niêm phong hàng
  •     Phí AMS (Advanced Manifest System fee): Phí khai hải quan cho hàng đi Mỹ và Trung Quốc
  •     Phí AFR  (Advance Filing Rules): Phí khai hải quan cho hàng đi Nhật
  •     Phí BAF(Bunker Adjustment Factor): Phụ phí khi có biến động giá nhiên liệu
  •     EBS (Emergency Bunker Surcharge): Phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Á)
  •     Phí PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểm
  •     ISPS (International Ship and Port Facility Security Surcharge): Phụ phí an ninh
  •     CIC (Container Imbalance Charge): Phụ phí mất cân đối vỏ container
  •     COD (Change of Destination): Phụ phí khi thay đổi nơi đến
  •     DDC (Destination Delivery Charge): Phụ phí giao hàng tại cảng đến
  •     D/O (Delivery Order fee): Phí lệnh giao hàng
  •     ISF ( Importer Security Filing): Kê khai an ninh cho nhà nhập khẩu dành cho hàng đi Mỹ
  •     Phí CFS (Container Freight Station fee): Phí xếp dỡ, quản lý kho tại cảng, dành cho hàng LCL (hàng lẻ).
  •     Cleaning fee: Phí vệ sinh
  •     Lift on/ lift off: Phí nâng hạ, …

chi phí vận tải đường biển

Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến quý khách về chi phí vận chuyển đường biển. Nếu quý khách muốn tìm đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải đường biển với giá tốt thì VẬN TẢI NHANH chính là lựa chọn hàng đầu của quý khách.

Nếu quý khách còn băn khoăn thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0902457466 để được hỗ trợ nhanh nhất

Share this post

Chat Zalo

0902575466