Nguyên nhân dẫn đến giá cước vận tải biển tăng cao
Ảnh hưởng trực tiếp từ tình hình dịch bệnh covid năm 2021 Việt Nam thực hiện chính sách giãn cách xã hội trong thời gian dài làm gián đoạn đến các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Sự thiếu hụt container rỗng phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa đến và đi giữa các cảng, các quốc gia trong khu vực đã đẩy giá cước vận tải biển tăng cao. Để tìm hiểu về sự thay đổi giá cước vận tải biển tăng như thế nào? Và nguyên nhân từ đâu thì hãy cùng với VẬN TẢI NHANH tìm hiểu dưới bài viết này.
Tại sao giá cước vận tải biển tăng cao trong thời gian qua.
-
Ảnh hưởng tình hình dịch bệnh, hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra khó khăn
Tình hình đầu năm 2021 dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp khiến cho việc quản lý tàu thuyền xuất nhập khẩu hết sức nghiêm ngặt. Trong khi đó Trung Quốc là quốc gia lớn áp dụng chính sách ZERO COVID, nhiều lần đóng cửa khẩu biên giới và ngưng các hoạt động vận tải biển Logistic. Chính điều này gây gián đoạn hoạt động của nhiều cảng biển ở khu vực này và ảnh hưởng chung đến hoạt động vận tải biển thế giới. Sự khó khăn trong hoạt động vận tải biển do phải trải qua nhiều quá trình kiểm duyệt, làm cho nhu cầu vận tải tăng cao và gây nên sự mất kiểm soát khi quản lý giá cước vận tải biển tăng cao.
-
Sự thiếu hụt container chứa hàng
Tình trạng thiếu hụt container do mất cân bằng trong quá trình nhập khẩu khi Trung Quốc chỉ xuất khẩu hàng hóa đến Mỹ và các Phương Tây mà ít nhập khẩu hàng hóa về nội địa. Thực tế cứ mỗi 3 container di chuyển sang những nước khác thì chỉ có 1 container được chuyển về Trung Quốc.
Tình trạng ùn tắc còn diễn ra khi con tàu Ever Given – bị mắc kẹt tại kênh đào Suez, chắn ngang tuyến đường vận chuyển quốc tế huyết mạch trong gần một tuần. Làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và nhiều container không thể di chuyển phải chờ hoặc hủy chuyến. Dẫn đến tình trạng số lượng container rỗng thiếu hụt trầm trọng làm giá cước vận tải biển tăng cao gấp 5 – 7 lần so với bình thường.
-
Khủng hoảng năng lượng dầu ở các nước Châu Âu
Bên cạnh đó tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine đang diễn ra làm cho nguồn cung dầu bị gián đoạn, và đẩy các nước châu Âu chìm sâu vào cuộc khủng hoảng năng lượng. Sự khủng hoảng năng lượng làm cho giá dầu thế giới và giá dầu Việt Nam tăng cao tác động trực tiếp đến giá cước vận tải biển tăng cao trong thời gian gần đây
Ngành nào sẽ bị tác động khi giá cước vận tải biển tăng cao
Giá cước vận tải biển tăng cao sẽ mang lại nhiều giá trị lợi nhuận cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải biển bằng đường thủy nội địa và quốc tế. Do nhu cầu tăng cao đối với các dịch vụ logistics như kho bãi hoặc vận tải biển mức tăng trưởng lợi nhuận rất khả quan tăng 106% so với cùng kỳ.
SSI Research đưa ra thông tin về tổng lợi nhuận ròng của các công ty vận tải biển đã tăng từ mức âm 145 tỷ đồng trong Q1/2020 lên 32 tỷ đồng trong Q1/2021. Tổng doanh thu của các công ty vận tải biển cũng tăng 13% so với doanh thu cùng kỳ trong Q1/2021.
Đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Âu – Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi giá cước vận tải biển tăng cao. Đây được coi là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong đó Mỹ chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và EU chiếm 15%. Các mặt hàng nông sản, thủy sản có giá trị thấp bị tác động mạnh mẽ nhất.
Các chi phí vận chuyển đi thị trường Âu-Mỹ được đẩy giá tăng cao so với bình thường. Cụ thể, giá cước vận chuyển trung bình cho 1 container là 20 feet hoặc 40 feet từ Việt Nam đi châu Âu hoặc Mỹ gấp 5-7 lần từ năm ngoái đến năm nay. Không chỉ điều chỉnh giá cước, các hãng tàu còn đưa thêm các loại phụ phí khác như khai báo trọng tải hàng hóa từ 20 -50 USD.
So với xuất khẩu thì tình hình nhập khẩu ít bị ảnh hưởng nghiêm trọng do 82% kim ngạch nhập khẩu đa số đến từ các nước khu vực Châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Quốc… Giá cước vận tải biển thấp hơn nhiều so với khu vực Âu -Mỹ, chỉ gấp đôi so với bình thường.
Giá cước vận tải của đơn vị VẬN TẢI NHANH
Giá cước vận tải được tính dựa trên các yếu tố sau:
- Tên hàng hóa, cách thức đóng gói và vận chuyển
- Kích thước hàng hóa: dài x rộng x cao
- Khối lượng, số lượng, số kiện hàng
- Địa điểm và thời gian giao nhận hàng
- Hình thức bốc xếp và nâng tạ hàng hóa: bằng máy cẩu, xe nâng
- Các yêu cầu bảo quản hàng hóa trong tình trạng nhiệt độ.
Bên cạnh mức giá hàng hóa đưa ra doanh nghiệp sẽ còn phải chi trả các khoản thuế, phí thủ tục như: phí chứng từ, phí nâng hạ, phí lưu kho,… tùy vào dịch vụ mà doanh nghiệp lựa chọn sử dụng
Trên bài viết này giá cước vận tải biển tăng cao do nhiều nguyên nhân gây ra. Sau khi khắc phục được các nguyên nhân, tình hình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của các nước cũng đã đi vào quỹ đạo ổn định và bình ổn giá. Để tìm hiểu rõ hơn về bảng giá chi phí vận tải đường thủy các loại mặt hàng có thể liên hệ với VẬN TẢI NHANH thông qua:
Hotline: 0902457466 / 0902575466 (Ms Thuận) – 0918085982 (Mr.Quang)
Website: https://vantainhanhvn.com